Thi công cọc xi-măng-đất đến nay đã trở thành một trong những thế mạnh của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Kelly
Cọc xi măng đất được thi công tạo thành theo phương pháp khoan trộn sâu. Dùng máy khoan và các thiết bị chuyên dụng khoan vào đất nền với đường kính và chiều sâu lỗ khoan theo thiết kế. Đất trong quá trình khoan không được lấy lên khỏi lỗ khoan mà chỉ bị phá vỡ liên kết, kết cấu và được các cánh mũi khoan nghiền tơi, trộn đều với chất kết dính xi măng (đôi khi có thêm phu gia và cát).
Hiện nay phổ biến hai công nghệ thi công cọc xi măng đất là công nghệ trộn khô (Dry Jet Mixing) và công nghệ trộn ướt (Wet Mixing hay Jet-grouting) - là công nghệ của Nhật Bản. Mỗi công nghệ sẽ có thiết bị và dây chuyền thi công phù hợp khác nhau,
1. Công nghệ trộn
ướt
trong thi công cọc xi măng - đất (Jet-grouting)
Công nghệ trộn ướt
(khoan phụt vữa cao áp) là một quá trình bê tông hóa đất. Nhờ có tia nước và
tia vữa phun ra với áp suất cao ( 200 ÷ 400 atm) và tốc độ lớn ≥ 100 m/s, các
phần tử đất nền xung quanh lỗ khoan bị xói tơi ra và hòa trộn với vữa phụt đông
cứng tạo ra một khối đồng nhất xi măng - đất.
Theo
công nghệ trộn ướt có thể thi công theo 6 bước sau:
Bước
1: Định vị máy khoan vào đúng vị trí khoan cọc bằng máy toàn đạt điện tử.
Bước
2: Bắt đầu khoan vào đất, quá trình mũi khoan sẽ đi xuống đến độ sâu theo thiết
kế.
Bước
3: Bắt đầu bơm vữa theo quy định và trộn đều trong khi mũi khoan đang đi xuống.
Bước 4: Tiếp tục hành
trình khoan đi xuống, bơm vữa và trộn đều, đảm bảo lưu lượng vữa theo đúng
thiết kế.
Bước 5: Khi đến độ sâu mũi cọc, dừng khoan và dừng bơm vữa và tiền hành quay
mũi ngược lại và rút cần khoan lên, quá trình rút lên kết hợp trộn đều 1 lần và
nén chặt vữa trong lòng cọc, nhờ cấu tạo mũi khoan.
Bước 6: Sau khi mũi khoan được rút lên khỏi miệng hố khoan, 01 cây cọc vữa được
hoàn thành. Thực hiện công tác dọn dẹp phần phôi vữa rơi vãi ở hố khoan, chuyển
máy sang vị trị cọc mới.
2. Công nghệ trộn khô
(CDM)
Công nghệ này sử dụng
cần khoan có gắn các cánh cắt đất, chúng cắt đất sau đó trộn đất với xi măng
khô (có hoặc không có chất phụ gia) bơm theo trục khoan để tạo thành một trụ -
cọc đất xi măng.
Quy trình thi công
theo công nghệ trộn khô có thể theo 5 bước sau:
Bước 1: Đinh vị máy khoan vào đúng vị trí cọc bằng máy toàn đạc điện tử.
Bước 2: Bắt đầu khoan, mũi khoan đi xuống độ sâu theo thiết kế đồng thời phá
tơi đất.
Bước 3: Bắt đầu phun xi măng và trộn đều vào đất trong khi mũi khoan đang đi lên.
Bước 4: Hành trình khoan xoay bơm và trộn đều xi măng vào đất lưu lượng đúng
thiết kế.
Bước 5: Kết thúc thi công cọc xi măng đất theo đúng độ sâu theo thiết kế.